Các trường hợp được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 phải được cấp giấy phép lợp mái tôn mới có thể thi công. Vậy tình huống nào cần xin giấy phép, thủ tục ra sao, mẫu đơn xin lợp mái tôn như thế nào,... Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của BK Group.
I. Lợp mái tôn có cần xin phép không?
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu đâu là trường hợp không cần và cần xin phép lợp mái tôn để định vị tình huống của mình.
A. Trường hợp không cần xin phép khi lợp mái tôn
Các trường hợp không cần xin giấy phép khi lợp mái tôn được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, bao gồm:
- Các công trình bí mật nhà nước, công trình cần xây dựng khẩn cấp.
- Các công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, đã được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị quyết định đầu tư xây dựng.
- Công trình xây dựng tạm thời theo quy định tại điều 131 Luật Xây dựng 2014.
- Sửa chữa, cải tạo mái bên trong công trình hoặc tại mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, việc sửa chữa đảm bảo an toàn, phù hợp với quy hoạch.
- Lợp mái cho công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, các công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị (phù hợp quy hoạch xây dựng, có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
- Làm mái lợp cho nhà ở riêng lẻ với quy mô dưới 07 tầng - thuộc dự án đầu tư xây dựng đô thị, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Các công trình cấp IV, nhà riêng tại nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và không thuộc khu quy hoạch.
- …
Khách hàng cần tìm hiểu luật để biết công trình của mình có thuộc trường hợp cần xin giấy phép lợp mái hay không.
B. Trường hợp cần xin phép khi lợp mái tôn
Các trường hợp cần xin phép lợp mái tôn là những trường hợp không thuộc điều khoản trên, có thể khái quát thành:
- Trường hợp xây nhà ở, công trình mái tôn tại khu đô thị.
- Lắp đặt cho công trình có ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực hoặc công năng sử dụng của công trình.
- Lắp đặt mái tôn cho một số công trình khác như: sân thượng, kho chứa, xưởng gia công, trang trại,... tại khu vực đã quy hoạch và quản lý.
Các trường hợp cần phải xin phép khi lợp mái tôn
II. Hồ sơ, thủ tục liên quan khi xin lợp mái tôn
Khi nộp hồ sơ xin lợp mái tôn, bạn đọc cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho công trình.
- Bản sao giấy chứng minh quyền sử dụng đất (cần chuẩn bị theo quy định chung của Luật Đất đai).
- Bản thiết kế của công trình, đặc biệt cần chú ý tới phần mái.
- Đối với các loại công trình có công trình liền kề, bạn cần chuẩn bị thêm giấy cam kết đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề xung quanh.
Việc làm thủ tục xin lợp mái tôn bao gồm các bước cơ bản:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết.
- Bước 2: Đem nộp hồ sơ xin phép lợp mái tôn với cơ quan có thẩm quyền
- Bước 3: Chờ cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục kiểm tra và xác nhận hồ sơ.
- Bước 4: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, bạn được nhận giấy phép và thực hiện các yêu cầu sau khi được cấp phép.
Hồ sơ, thủ tục liên quan khi xin lợp mái tôn
III. Mẫu đơn xin lợp mái tôn
Mẫu đơn xin lợp mái tôn bao gồm các nội dung chính:
1. Thông tin cá nhân của chủ đầu tư
A. Tên đơn vị/cá nhân nộp đơn
Đây có thể là tên của một đơn vị (đối với các công trình thuộc quyền quản lý của công ty, doanh nghiệp,...) hoặc một cá nhân (chủ đầu tư dự án, chủ công trình dân dụng,...)
B. Địa chỉ
Bạn cần ghi đầy đủ địa chỉ liên hệ, số nhà - quận/ huyện - đường/ phố - phường/ xã để thuận tiện cho việc liên lạc, tiến hành kiểm tra.
C. Số điện thoại
Bạn nên điền số điện thoại của chủ đầu tư, chủ công trình để dễ dàng cho khâu liên lạc kiểm tra.
D. Email
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, bạn nên cung cấp địa chỉ hòm thư cá nhân để nhận được các thông tin một cách nhanh chóng.
2. Thông tin nội dung công trình cần sửa chữa
Bạn cần điền đầy đủ thông tin về công trình cần sửa chữa:
A. Loại mái tôn cần lắp đặt
Việc cung cấp thông tin về loại mái tôn cần lắp đặt giúp cơ quan có thẩm quyền đánh giá được mức độ an toàn của công trình, đánh giá được loại mái có ảnh hưởng tới kiến trúc chung của khu đô thị hay không, có đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề hay không,... Từ đó đưa ra kết luận khách quan nhất, xem xét cấp giấy phép lợp mái tôn.
B. Kích thước và số lượng
Chủ đầu tư cần cung cấp thông tin chi tiết về kích thước, diện tích, số lượng phần cần lợp mái tôn để xác định tầm ảnh hưởng.
C. Mô tả chi tiết về yêu cầu công trình
Bạn cần mô tả chi tiết về yêu cầu, cách xây dựng lắp đặt công trình để bộ phận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền liên quan có được cái nhìn toàn diện nhất.
D. Thông tin kỹ thuật
Ngoài ra, chủ đầu tư cần nghiên cứu và đưa ra các thông tin kỹ thuật liên quan đến mái lợp, cần chỉ rõ:
- Chất liệu tôn
- Màu sắc tôn lợp
- Độ dày và kích thước của tôn lợp
- Cấu trúc mái tôn (dạng sóng, dạng lợp)
3. Thời gian lắp đặt
Bạn có thể ước chừng khoảng thời gian lắp đặt phù hợp và ghi vào mẫu đơn:
A. Ngày bắt đầu lắp đặt mong muốn
B. Thời gian hoàn thành mong muốn
4. Nội dung khác (nếu có)
Đối với từng loại công trình khác nhau có thể có thêm một số nội dung liên quan, bạn đọc có thể thêm bớt nội dung cho phù hợp.
5. Cam kết và chữ ký
A. Cam kết về tính chính xác và đầy đủ thông tin
Cần cam kết về tính chính xác của thông tin đã đề cập tại các phần trên.
B. Ngày và chữ ký của người nộp đơn
Người làm đơn (thường là chủ hộ, chủ đầu tư) ký tên xác nhận hoàn thành mẫu đơn và tiến hành nộp đơn.
Mẫu đơn xin lợp mái tôn bao gồm các nội dung cơ bản
Lời kết
Trên đây là những nội dung liên quan đến mẫu đơn xin lợp mái tôn dành cho những trường hợp cần cấp phép lợp mái tôn chiếu theo pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết của BK Group đem đến những thông tin cần thiết, hữu ích đối với bạn đọc.